Nội dung ôn tập cuối năm môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022

NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020– 2021

MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 2

*MÔN TIẾNG VIỆT:

1. Tập đọc:

1. Đọc tiếng:

          – Đọc  thành tiếng các bài TĐ trong hoặc ngoài SGK, độ dài khoảng 200 tiếng; thời gian khoảng 2 đến 3 phút

         – Trả lời câu hỏi về nội dung theo yêu cầu của chuẩn KTKN

2. Đọc hiểu:

          – Đọc thầm các bài thơ (văn) trong hoặc ngoài SGK

          – Làm bài tập dưới dạng trắc nghiệm.

2. Chính tả :

          – Viết đúng  các âm vần dễ lẫn như:  l/n,c/k, s/x, g/gh, ng/ngh ch/tr,tr/ch,r/d/gi,in/inh,êt/êch,it/ich,i/iê,dấu hỏi/dấu ngã.

          –  Nghe viết một  bài hoặc một đoạn văn (thơ)  khoảng 60 đến 70 chữ ; thời gian khoảng 15 phút.

3. Luyện từ và câu:

* Từ ngữ thuộc các  chủ điểm đã học

          – Từ ngữ về cây cối

          – Từ ngữ về Bác Hồ

          – Từ ngữ chỉ nghề nghiệp

* Ôn tập về từ loại:

          – Từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, hoạt động, trạng thái

          – Từ trái nghĩa .

* Ôn về câu 

         – Câu kiểu Ai – là gì ? Ai – làm  gì ? Ai – thế nào ?

         – Đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? Để làm gì ?

* Ôn về các dấu câu.

          – Dấu phẩy.

          – Dấu chấm.

          – Dấu chấm than.

          – Dấu chấm hỏi

4. Tập làm văn:

* Rèn kĩ năng nói thành câu :

          – Đáp lời chia vui                    – Đáp lời khen ngợi

          – Đáp lời từ chối                      – Đáp lời an ủi.

* Viết ngắn về bốn mùa, loài chim, cảnh biển, cây cối, Bác Hồ, người thân, em bé .

* Kể chuyện được chứng kiến .

                        PHIẾU ÔN TẬP CUỐI KÌ MÔN TIẾNG VIỆT ( đề số 1 )

I. Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi:

Sói và Sóc Sóc mê mải chuyền cành trên cây bỗng rơi trúng đầu lão Sói đang ngái ngủ. Sói chồm dậy định ăn thịt Sóc, Sóc van nài. – Ông hãy làm ơn thả tôi ra. Sói trả lời: – Được, tao sẽ thả. Nhưng mày phải nói cho tao biết vì sao chúng mày vui vẻ thế. Còn tao thì lúc nào cũng buồn. Nhìn lên trên cây bao giờ tao cũng thấy chúng mày nhảy nhót. Sóc đáp: – Hãy thả tôi lên cây đã, rồi tôi sẽ nói. Còn ở đây, tôi sợ ông lắm. Sói buông Sóc ra. Sóc nhảy tót lên cây rồi bảo: – Ông buồn vì ông độc ác. Sự độc ác thiêu đốt tim gan ông. Còn chúng tôi lúc nào cũng vui vẻ vì chúng tôi hiền lành, không làm điều ác cho ai cả.                                                                                                  (Lép Tôn – xtôi)                     

II. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Chuyện gì sảy ra với Sóc?

  1. Sóc mải mê chuyền cành, chẳng may rơi vào hang của Sói.
  2. Sóc mê mải chuyền cành trên cây bỗng rơi trúng đầu lão Sói đang ngái ngủ.
  3. Sóc đang mải mê kiếm ăn thì chẳng may bị Sói rình bắt được.

2. Sói yêu cầu điều gì mới thả Sóc?

a. Sóc phải quỳ lạy xin Sói tha cho.

b. Sóc phải đem nộp thức ăn tìm được cho Sói.

c. Sóc phải nói cho Sói biết vì sao Sóc luôn vui vẻ còn Sói thì lúc nào cũng buồn.

3. Sóc trả lời Sói như thế nào?

a. Sói buồn vì Sói độc ác. Sóc vui vì Sóc hiền lành, không làm điều ác cho ai.

b. Sóc vui vì Sóc được sống ở trên cây. Sói buồn vì Sói phải sống ở dưới mặt đất.

c. Sóc vui vì lúc nào cũng kiếm đủ thức ăn. Sói buồn vì có lúc không lừa được ai chẳng có gì để ăn.

4. Câu nói của Sóc cho ta hiểu điều gì?

a. Muốn sống vui vẻ phải khôn ngoan như Sóc để không bị kẻ thù đánh bại.

b. Muốn sống vui vẻ chúng ta phải chăm chỉ làm việc và luôn hoạt động.

c. Muốn sống vui vẻ chúng ta phải sống hiền lành, không làm điều ác cho ai.

5. Câu chuyện này cho thấy nhân vật Sóc thế nào? Vì sao em lại nhận xét như vậy? Em hãy viết từ 2 đến 3 câu để trả lời. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

6. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” trong câu sau:

     – Sói buồn vì Sói độc ác.

7. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ chỉ đặc điểm, tính cách của Sóc và ghi vào chỗ chấm.

          a) thông minh – ……………………………..

          b) vui vẻ – …………………………………..

          c) hiền lành – ………………………………..

8. Từ nào trong ngoặc đơn có thể thay thề cho từ được in đậm trong câu sau?

          a) Sóc rất thông minh nên đã thoát khỏi tay Sói.

                    (minh mẫn, mưu trí, sáng dạ, nhanh trí)

Trả lời: Từ có thể thay thế từ in đậm trong câu trên là:                          ………………………………….

9.  Viết một câu theo mẫu “Ai thế nào?” để nói về một con vật mà em thích.      

phieu-on-tap-cuoi-ky2-mon-tieng-viet-lop-2-2022

Leave a Comment